icon-mes

Rụng tóc: Cơ chế - nguyên nhân và cách phòng ngừa hạn chế tình trạng rụng tóc

Thuật ngữ "rụng tóc" được sử dụng để chỉ hiện tượng tóc rơi ra khỏi da đầu. Đây là vấn đề phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân như di truyền, lão hóa, căng thẳng, bệnh lý da đầu, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, hoặc bệnh lý nội tiết tố. Cùng các chuyên gia của Mộc Nam tìm hiểu cơ chế, nguyên nhân và cách phòng ngừa cho vấn đề này nhé.

Cấu trúc và thành phần sợi tóc

Sợi tóc có cấu tạo chính là protein (chất sừng keratin ~ 70%). Tóc có cấu trúc dạng sợi, được hình thành từ 70% keratin và 30% các hợp chất khác (nước, chất béo, vitamin, hydrat carbon, khoáng chất). Khoa học hiện đại nghiên cứu và tiến hành cắt lớp da đầu, phát hiện cấu trúc của sợi tóc bao gồm 2 phần chính là: Nang tóc và thân tóc.

Cấu tạo của sợi tóc

1. Nang tóc

Nang tóc có hình dạng giống như cái chén có đáy phình ra, trong mỗi nang tóc thường chứa rất nhiều mạch máu và tế bào thần kinh. Nang tóc nằm phía dưới da đầu ở lớp biểu bì và được kết dính với da đầu để đưa dưỡng chất đi nuôi tế bào mầm tóc. Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn (tuyến dầu, tuyến bã), có nhiệm vụ tiết ra dầu nhờn, bôi trơn sợi tóc. Tuyến nhờn còn giúp co cơ tại phần nang tóc, khi bạn sợ dựng tóc gáy thì cơ co lại.

Đặc biệt, trong nang tác có 2 bộ phận rất quan trọng đối với sự sống của sợi tóc, gồm phình tóc – nơi chứa những tế bào mầm tóc ban đầu, và nhú bì – nơi biệt hóa tế bào mầm tóc thành một sợi tóc hoàn chỉnh.

2. Thân tóc

Thân tóc là phần dễ dàng nhìn thấy, nằm ở bên ngoài da đầu, bao gồm 3 lớp: Lớp tủy, lớp giữa và lớp biểu bì.

Lớp tủy (medulla): Lớp tủy là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo, khi tóc yếu, thiếu dinh dưỡng thì lớp tủy có thể bị tiêu hủy.

Lớp giữa (cortex): Lớp giữa gồm những bó sợi nhỏ hợp thành, chứa sắc tố melanin quyết định màu sắc của sợi tóc. Độ khỏe mạnh của lớp giữa phụ thuộc phần lớn vào sự bảo vệ của lớp ngoài cùng – biểu bì.

Lớp biểu bì (cuticle): Có khoảng 5-10 lớp keratin được sắp xếp chồng lên nhau giống như vảy cá và gắn kết bởi lớp keo. Ngoài ra, lớp biểu bì còn được phủ bên ngoài là lớp màng mỡ rất mỏng để tóc không thấm nước và giúp tóc bóng mượt. Nếu tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất làm đẹp tóc, chất clo trong hồ bơi… có thể làm mất chất kết dính và mất độ bóng vốn có của tóc bạn.

 

 

Chu kỳ phát triển của tóc

Theo nghiên cứu, một sợi tóc có vòng đời từ 2-6 năm. Mặc dù, chiều dài, độ dày của sợi tóc có sự khác nhau giữa mỗi người nhưng hầu hết các sợi tóc đều phải trải qua 3 giai đoạn:

1.ANAGEN – Giai đoạn mọc

Tại nang tóc, các tế bào mầm tóc phát triển chuyển xuống nhú bì, biệt hóa thành sợi tóc rồi mọc dài ra ngoài da đầu. Giai đoạn mọc kéo dài trung bình 2-6 năm (giai đoạn mọc tóc của nữ thường dài hơn nam). Theo nghiên cứu có khoảng 85-95% số lượng sợi tóc ở giai đoạn này.

2.CATAGEN – Giai đoạn ngưng mọc

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 tuần và chỉ khoảng 1-2% số sợi tóc trên đầu. Ở giai đoạn ngưng mọc, các sợi tóc sẽ không phát triển, thay vào đó là quá trình teo nhỏ lại và dần tách khỏi nhú bì.

3. TELOGEN – Giai đoạn nghỉ, chờ rụng và rụng

Ở giai đoạn này, sợi tóc bị đẩy ra khỏi da đầ, vào cuối giai đoạn, tóc sẽ rụng (exogen). Giai đoạn này thường kéo dài 2- 3 tháng và có 5-10% số sợi tóc ở giai đoạn này.

Hơn thế nữa, các nhà khoa học cũng tìm thấy trên da đầu mỗi người có khoảng 100-120 ngàn sợi tóc, mỗi sợi có tuổi thọ khác nhau. Và trung bình mỗi ngày có khoảng 50-100 sợi tóc bị rụng đi, tuy nhiên khi tóc rụng nhiều hơn 100 sợi 1 ngày, có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý.

Chu kỳ phát triển của tóc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có 2 kiểu rối loạn chu kỳ tăng trưởng bao gồm:

  • Anagen effluvium: Gián đoạn trong giai đoạn phát triển gây ra rụng tóc anagen bất thường.

  • Telogen effluvium: Rụng hơn 100 sợi tóc/ngày khi chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi.

Nguyên nhân: Những yếu tố ảnh hưởng làm gián đoạn chu kỳ tóc rụng và mọc

Chu kỳ rụng tóc và mọc tóc là một quá trình tự nhiên diễn ra liên tục trong cơ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm gián đoạn chu kỳ này và gây rụng tóc hoặc mỏng tóc.

Di truyền: Rụng tóc nội tiết tố nam là một tình trạng di truyền phổ biến ảnh hưởng đến các nang tóc trên da đầu. Nguyên nhân là do sự nhạy cảm của nang lông với một loại hormone gọi là dihydrotestosterone (DHT), có thể thu nhỏ các nang tóc và rút ngắn giai đoạn anagen. Từ đó, dẫn đến tình trạng tóc mọc ra mỏng, ngắn, dễ gãy và nhanh rụng hơn.

Rụng tóc nội tiết tố nam

Rối loạn nội tiết: Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể thai phụ tăng lên, làm kéo dài giai đoạn anagen và giảm rụng tóc. Tuy nhiên, sau khi sinh con, nồng độ estrogen giảm xuống, có thể kích hoạt giai đoạn telogen và gây rụng tóc nhiều hơn. Tương tự, trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone suy giảm, có thể rút ngắn giai đoạn anagen và khiến tóc mỏng đi.

Sử dụng hóa chất độc hại cho tóc: Việc thường xuyên nhuộm, uốn, duỗi tóc bằng hóa chất hoặc sử dụng những sản phẩm dầu gội chất lượng kém có thể khiến tóc hư tổn và rụng nhiều hơn. Hóa chất trong các sản phẩm làm tóc có thể làm hỏng cấu trúc protein của tóc, khiến tóc dễ gãy rụng.

Dinh dưỡng: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, sắt, kẽm và biotin có thể làm giảm sự phát triển của tóc, gây rụng hoặc mỏng tóc. Ví dụ, protein là thành phần cấu trúc chính của tóc và sắt cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy đến các nang tóc.

Căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol, hormone này có thể làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc dễ gãy rụng hơn. Căng thẳng có thể gây rụng tóc tạm thời, được gọi là telogen effluvium.

Các tác động từ bên ngoài: Tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao từ máy sấy, uốn, duỗi thường xuyên có thể làm tổn thương sợi tóc. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng làm suy yếu các sợi tóc và khiến chúng dễ bị hư tổn. Bụi bẩn từ môi trường ô nhiễm có thể bám vào tóc và khiến chúng trở nên khô, xơ rối, dễ bị gãy rụng.

Bệnh tật hoặc chấn thương: Bệnh tật hoặc chấn thương có thể gây căng thẳng cho cơ thể và làm gián đoạn chu kỳ rụng và tăng trưởng tóc. Ví dụ, hóa trị, xạ trị hoặc dùng thuốc có thể gây rụng tóc bằng cách làm tổn thương các nang tóc hoặc cản trở quá trình phân chia tế bào cần thiết cho sự phát triển của tóc.

Cách phòng ngừa để hạn chế tình trạng rụng tóc

1.Chăm sóc tóc đúng cách:

- Hạn chế tác động nhiệt, hoá chất lên tóc.

- Chải tóc nhẹ nhàng, tránh chải khi tóc ướt.

- Cắt tỉa tóc chẻ ngọn thường xuyên.

2. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp

Bộ sản phẩm chăm sóc tóc Mộc Nam - Giải pháp giảm gãy rụng kích thích mọc tóc hiệu quả

Với thành phần từ nhiên nhiên, không chứa hóa chất có hại với tiêu chí 6 Không: Không sulfat, Không silicon, Không paraben, Không cồn công nghiệp, Không màu tổng hợp, Không hương tổng hợp đặc biệt an toàn, lành tính

Dầu gội – Kem xả Linh chi – Hà thủ ô – Hương thảo: 

-Chiết xuất linh chi chứa Ganoderic Acid: cải thiện sự tăng sinh của tế bào mầm tóc, tăng khả năng phát triển sợi tóc cả về đường kính và chiều dài, ngăn chặn sự tiến triển đến giai đoạn catagen của chu kỳ phát triển của tóc. (*) 

- Chiết xuất Hà thủ ô: Hỗ trợ sự phát triển của tóc bằng cách kéo dài giai đoạn anagen & trì hoãn quá trình hình thành catagen thông qua kích hoạt tế bào nhú ở da. Đảo ngược tác dụng androgen của Dihydrotestosterone (DHT) (*)

- Chiết xuất Hương thảo: Kích thích tuần hoàn máu giúp tăng lưu lượng máu nuôi chân tóc, làm tóc chắc khỏe hơn, mọc nhiều và nhanh dài hơn. 10% tinh dầu hương thảo có tác dụng tương đương Minoxidil 2% trong điều trị rụng tóc.

Xịt dưỡng tóc Hương thảo - Lô Hội: bảo vệ tóc khỏi tác động của nhiệt độ khi sấy hay tia UV từ ánh nắng, đồng thời dưỡng ẩm sâu giúp tóc giảm khô xơ, chẻ ngọn.

Serum tóc X5 Hương thảo – Bưởi: X5 loại tinh dầu và hàm lượng tinh dầu hương thảo đậm đặc gấp 5 lần giúp nuôi dưỡng nang tóc giúp giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc con.

 

Đặc biệt bộ sản phẩm Mộc Nam có hương thơm từ các loại tinh dầu tự nhiên như hương thảo, bưởi, sả chanh,… không gây kích ứng mà còn giúp các mẹ bỉm thư giãn, giảm căng thẳng, stress.  

 

 

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho tóc.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

- Uống đủ nước mỗi ngày.

- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

- Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích.

4. Chế độ sinh hoạt khoa học:

- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.

- Hạn chế căng thẳng, stress.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tránh thức khuya.


 

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để nhận các sản phẩm mới, mã khuyến mại nhanh nhất